
- Tên phổ thông: Cà Na Thái
- Tên khoa học: Elaeocarpus hygrophilus Kurz (E. madopetalus Pierre)
- Họ thực vật: Côm – Elaeocarpaceae
- Nguồn gốc xuất xứ: Nam Trung Quốc như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam và Bắc Lào.
- Phân bố Ở Việt Nam: Cây được trồng ở nhiều nơi các tỉnh phía Nam đến Lâm Đồng. Ở Miền Bắc, cây được tìm thấy ở Hòa Bình, Hà Tây (Ba Vì), Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang
A. Đặc điểm hình thái:
- Thân, tán, lá: Cây gỗ cao 10-25m. Lá có phiến hình trái xoan ngược, thót lại trên cuống, tù ở đầu, mặt trên rất nhẵn có màu lục, nhạt màu ở mặt dưới, có răng lượn sóng, dài 4-9cm, rộng 18-30mm.
- Hoa, quả, hạt: Hoa thành chùm có lông mềm, màu bạc ở nách những lá đã rụng, dài 4-7cm, có cuống dài 3-5mm. Quả hạch hình bầu dục nhọn, dài 3cm; nhân 1 hạt. Cây trổ hoa vào tháng 10-3, thu hoạch quả tháng 7-9 hàng năm. Kể từ thời điểm trồng đến thu hoạch mất khoảng 2 năm. Trung bình mỗi cây có thể cho khoảng 80 – 90kg

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
- Tốc độ sinh trưởng: nhanh
- Phù hợp với: Cà Na Thái là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và cho nhiều quả, thích hợp với khí hậu tại Việt Nam.
- Cây cực dễ trồng, có thể trồng quanh năm , lúc trổ hoa có màu trắng rất đẹp, cho trái sau 1.5 – 2 năm trồng, Cà Na Thái có thể chế biến thành những món ăn đậm vị, đặc trưng mà không phải cứ ra chợ là có quả để mua

>>> ALBUM CÂY CÀ NA THÁI

