- Tên phổ thông: Khế Tàu, Khế Tây, Khế Chuột, Khế Dưa
- Tên khoa học: Averrhoa bilimbi
- Họ thực vật: Oxalidaceae ( Chua me đất)
- Nguồn gốc xuất xứ: Indonesia
- Phân bố ở Việt Nam: phổ biến ở các tỉnh Miền Nam Việt Nam
A. Đặc điểm hình thái:
- Thân, tán, lá: Cây có thân nhỏ, phân nhiều nhánh, cây đạt chiều cao từ 5-10m, thân xù xì và có nhiều vết sẹo nhỏ do cuống lá và quả rụng để lại. Lá kép hình lông vũ rất giống với lá của Cây Chùm Ruột. Gồm nhiều cặp lá chét đối xứng, mặt dưới lông mịn, mặt trên trơn bóng màu xanh lục, vành lá nguyên, lá hình mác nhọn ở đỉnh và bầu ở cuống
- Hoa, quả, hạt: Hoa màu đỏ, lưỡng tính, dài 5-7mm, quả mọc thành chùm lớn trên thân. Quả hình bầu dục, quả lớn nhất bằng ngón cái. Trái nhỏ có màu xanh lá cây, khi chín trái đổi sang màu vàng. Vị chua.
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
- Tốc độ sinh trưởng: nhanh
- Phù hợp với đất trồng thoát nước tốt. Khế Tàu giống ưa nắng. Nên trồng ở vị trí nắng nhiều, tránh những nơi bị che nắng hoặc thiếu sáng. Cây sẽ chậm phát triển, trái ít.
- Quả Khế Tàu được dùng làm rau chua thay cho Me hoặc Chanh, sử dụng trong các món lẩu, gỏi, nộm hoặc ngâm muối, ăn sống cùng muối ớt, một số làm mứt, làm nước giải khát…