KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY NHÃN – CÂY ĂN TRÁI

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY NHÃN

Nhãn là Cây Ăn Trái được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Nhãn chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấy khô hay đóng hộp. Với nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, kỹ thuật nhân giống Nhãn của nông dân ta ngày càng hiện đại và hiệu quả.

Nhãn, Cây Nhãn, kỹ thuật trồng Nhãn, Giống Nhãn, Cây Ăn Trái
Kỹ thuật nhân giống Cây Nhãn

Phương pháp nhân giống

Chiết cành:

Đây là phương pháp nhân giống phổ biến, chọn cây sinh trưởng tốt lấy những cành  bánh tẻ làm cành chiết.

Dùng dao sắc cắt khoanh vỏ khoảng 2 – 3cm, cạo sạch tượng tầng, bó bầu ngay. Vật liệu bó bầu có thể là dễ lục bình, rơm rạ băm nhỏ, bột sơ dừa, mùn cưa, trấu bổi. . . trộn với đất màu, tơi xốp theo tỷ lệ: 2/3 đất + 1/3 vật liệu nói trên, tưới nước đủ ẩm (70%), dùng nilông trong để bó bầu. Bầu có trọng lượng 150 – 300gr, chỗ phình to 6 – 8cm, dài 10 – 12cm.

Nhãn, Cây Nhãn, kỹ thuật trồng Nhãn, Giống Nhãn, Cây Ăn Trái
Phương pháp nhân giống Cây Nhãn

Khoảng 1,5 – 2 tháng sau khi bó bầu sẽ ra rễ, khi rễ thứ cấp ra đều và chuyển sang màu vàng lợt thì cắt cành chiết và giâm ở vườn ươm đến khi cây ra được 1 đợt đọt non thì có thể bứng ra trồng.

Ghép mắt:

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cần thay đổi giống nhanh bằng giống Nhãn có năng suất và phẩm chất tốt.

Tiêu chuẩn cây giống tốt:

Nhãn, Cây Nhãn, kỹ thuật trồng Nhãn, Giống Nhãn, Cây Ăn Trái
Cây Giống Nhãn tốt

Chiều cao cây giống ghép từ 80cm trở lên, với cây giống chiết từ 60cm trở lên. Đường kính cành giống từ 1,0 – 1,2cm và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.

Hi vọng bài viết này với những chú ý quan trọng sẽ cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích về kỹ thuật trồng Nhãn sai trĩu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *