KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỔI TÍM – CÂY ĂN TRÁI

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỔI TÍM

Hiện nay, nhiều Bà con miệt vườn muốn trồng Ổi Tím nhưng chưa biết cách trồng và chăm sóc thế nào. Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn đã nhận được nhiều yêu cầu tư vấn kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Ổi Tím đến ra quả. Bài viết này chúng tôi chuyển đến Bà con nông dân nha

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Ổi Tím, Vườn Ổi, Kỹ thuật bón phân cho Cây Ổi Tím, Trồng Ổi Tím, Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Ổi Tím

Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi Tím

Khi trồng, đào lỗ giữa mô, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô 3 – 5cm. Sau đó dùng đất vun tới mặt bầu rồi dận chặn, tưới nước. Khi đặt cây phải cắm cọc cố định thân để cây khỏi bị tác hại của gió.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Ổi Tím

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ

Tưới nước: ần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc cây bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình

Việc tạo tán, tỉa cành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho trái, tán cây chỉ cao khoảng 1,4 – 1,5 m dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch. Sau khi trồng cây giống khoảng 3 tháng, từ thân cây ra những tược mới (cành cấp I) và để dài khoảng 0,8 – 1 m. Khi vỏ tược ở độ bánh tẻ, sẽ cắt bỏ 1/2 chiều dài tược để tạo tiền đề khung tán thấp cây sau này. Sau khi cắt đọt, mỗi cành cấp I bị cắt ấy sẽ đâm ra 2 tược mới ở nách cặp lá gần vết cắt và từ thân cây các tược khác đâm ra mạnh mẽ. Chờ cho các cành cấp II này thành thục lại cắt đọt, tiếp tục việc tạo tán. Tính từ gốc tược thứ 2 trở lên, cắt ở vị trí trên 4 – 5 cặp lá, hoặc tính từ mặt đất lên khoảng 1,2 m là vừa. Đợt ra tược thứ 3 (ra cành cấp III) sẽ tốn ít thời gian hơn và đợt tược này, ở vị trí nách cặp lá thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ ra 1 – 2 cặp nụ hoa. Tiến hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại mỗi cây 3 – 4 cành cấp I, 8 – 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng. Tiến hành bấm ngọn tược thứ 3 ngay vị trí phía trên cặp trái ổi non đã đậu và tỉa các trái dư. Sau một thời gian ngắn ở nách các cặp lá cành cấp II và cấp III sẽ mọc ra các chồi mới cho trái. Tiếp tục bấm đọt những chồi mới ở vị trí trên cặp trái nhỏ như đã làm ở trên.

Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Ổi Tím

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Ổi Tím, Vườn Ổi, Kỹ thuật bón phân cho Cây Ổi Tím, Trồng Ổi Tím, Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn
Kỹ thuật bón phân cho Cây Ổi Tím

Năm thứ 1: Phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 – 15 – 18, 4 lần bón mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat.

Năm thứ 2: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat tức là cả năm bón 1.300g cho 1 cây.

Năm thứ 3: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat tức là cả năm bón 2.000g cho 1 cây.

Những năm sau: Ổi đã ra hoa rộ tăng lượng phân bón lên và tính thêm số lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch. Một tháng trước khi ra hoa, người ta thường bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều. Nếu được chăm sóc tốt ngay năm thứ 3 Ổi đã có sản lượng kinh tế và những sản lượng 30 – 50 tấn/ha trên diện tích lớn năm thứ 6, 7 khá phổ biến. Mặc dù mọc khỏe, khi trồng thâm canh, đặc biệt với những giống đã được cải tiến, Ổi không ít sâu bệnh, nhất là về mùa mưa và bao giờ cũng phải trừ cỏ.

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Ổi Tím

Phòng Nấm

Nấm Glomerella cingualata làm cho quả đương lớn ngừng sinh trưởng và đen lại do bị bào tử nấm phủ kín. Nấm Fusarium và Macrophomina ở những đất không thoát nước có thể làm chết cây con hoặc cây 3, 4 tuổi. Một loại tảo Cephaleuros virescens gây ra những vết màu xám trên lá và trên quả. Những loại bệnh trên có thể trị bằng phun thuốc có đồng. Tuyến trùng ở những đất cát gây hại đôi khi đáng kể. Do đó cũng phải chú ý luân canh, tăng cường bón phân tưới nước.

Phòng Sâu Ổi

Sâu Ổi khá nhiều. Tháng 6, 7 những Quả Ổi chín, cùi đã mềm thường bị Ruồi Đục Quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín. Thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử lý đồng thời với những quả khác cũng bị con ruồi này phá hại (Đu Đủ, Cam, Xoài,…) là những biện pháp vệ sinh rất cần thiết. Đồng thời, dùng Metila Ơgênola hoặc Hudrolizat de protein để dẫn dụ và dùng bả trộn với một chất sát trùng như Malathion,…

Phòng Rệp Sáp

Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là Rệp Sáp phá hại Ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri. Sâu Đo, Sâu Kén đục lá lỗ chỗ, một số Sâu Róm rất to ăn lá và quả non. Kiến mang Rệp tới đôi khi cũng phải trị. Phun lân hữu cơ, cacbamat có thể phòng trừ các sâu nói trên.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Ổi Tím, Vườn Ổi, Kỹ thuật bón phân cho Cây Ổi Tím, Trồng Ổi Tím, Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Ổi Tím

Thu Hoạch và Bảo Quản

Trồng từ hạt, Ổi được thu hoạch sau khoảng 6 tháng trở lên. Trồng bằng cành chiết chỉ cần 3 – 6 tháng. Quả chín thì vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn. Trẻ em thường bấm bằng móng tay, móng cắm phập vào là quả sắp chín. Không để trên cây lâu được vì chín nhanh, chim đến mổ. Từ hoa đến quả chỉ cần hơn 3 tháng. Ở Miền Bắc, Ổi thường chín vào giữa mùa hè lúc này mưa nhiều chất lượng kém. Tuy nhiên có thể có Ổi chín quanh năm. Vào năm thứ 3 – 5 năng suất có thể đạt 20 tấn/ha, vào năm thứ 6, 7 : 50 tấn/ha và hơn. Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ được vài ngày ở nhiệt độ bình thường. Xử lý bằng một số hóa chất như GA3 có thể giữ được lâu hơn. Ở phòng lạnh: độ nhiệt 5 – 150C độ ẩm không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3 – 4 tuần lễ.

Kinh nghiệm và Thị Trường

Vườn Ổi Tím tuyệt đối không để cỏ vì có cỏ rễ Ổi sẽ ăn sâu, không lợi dụng được màu mỡ trên đất mặt, bón phân kém tác dụng. Dùng Paraquat 1.000 ml trong 10 lít nước không làm bắn thuốc lên lá, rất có hiệu lực, nếu không, phải dùng cuốc lưỡi mỏng và nông trừ cỏ quanh gốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *