NHỮNG LƯU Ý CHĂM SÓC CÂY NHÃN SAU KHI THU HOẠCH – CÂY ĂN TRÁI

NHỮNG LƯU Ý CHĂM SÓC CÂY NHÃN SAU KHI THU HOẠCH

cây nhãn, chăm sóc cây nhãn, cách chăm sóc cây nhãn, cây nhãn giống, kĩ thuật trồng cây nhãn

Sau khi tìm hiểu cách trồng và chăm sóc Cây Nhãn thì công việc chăm sóc cây sau thu hoạch cũng rất quan trọng. Đây là giai đoạn quan trọng để cây phục hồi và tái tạo, chuẩn bị cho mùa quả mới.

Khi thấy vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng, hay từ vỏ xù xì hơi dày chuyển sang mọng và nhẵn thì có thể tiến hành thu hoạch. Bà con cũng có thể bóc quả thấy hạt có màu nâu đen để kiểm tra thời gian thu hoạch.

cách trồng và chăm sóc cây nhãn
Cách trồng và chăm sóc Cây Nhãn

Nhà vườn nên thu hoạch quả vào những ngày trời tạnh ráo, vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Không nên cắt trụi hết cành lá của cây vì như thế sẽ có thể ảnh hưởng đến khả năng nảy lộc vụ sau.

Sau khi hoàn thành công tác thu hoạch quả, Bà con nên tiến hành những biện pháp chăm sóc sau thu hoạch như:

Cắt tỉa cành:

Cắt bỏ những cành già, chết, hay những cành vừa mới được hái quả để cây ra lộc non. Đặc biệt là những cành sâu bệnh hay không có khả năng ra quả ở mùa trước. 

Bón phân:

Sau khi cắt tỉa cành xong, có thể phun một số loại phân bón qua láhàm lượng đạm cao như N – P – K: 30 – 10 – 10, 40 – 4 – 4, 33- 11 – 11,. . . nhằm giúp cho bộ lá mới ra đều và khoẻ mạnh. Có thể dùng một trong các loại phân bón qua lá như Bloom Plus (Schultz) N – P – K: 10 – 60 – 10 (20gr/10 lít nước) hoặc NKP: 0 – 52 – 34 (50gr/10 lít nước).

Phân bón qua lá có hiệu quả tốt nhất là phun lúc hoa nở
Phân bón qua lá có hiệu quả tốt nhất là phun lúc hoa nở

Phân bón qua lá có hiệu quả tốt nhất là phun lúc hoa nở để tăng tỷ lệ đậu quả và sau khi đậu quả để hạn chế rụng quả non. Có thể phun Kali hydro photphat (KH2PO4) 0,2 – 0,3% hoặc dung dịch Acid Borice Sulfat kẽm 0,1%, Sulfat đồng 0,1%, NAA 15-20 ppm theo hướng dẫn.

Xới đất:

Ngoài ra, bà con cũng nên xới đất, dọn sạch cỏ, rác và những dụng cụ sau thu hoạch để cây nhanh chóng phát triển bình thường trở lại.

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

Đối với Bọ Xít: Cần ngắt các ổ trứng trên lá, tiến hành diệt bọ xít khi cây có quả non bằng cách phun Basudin 0,2%, Diazinnon 0,04%; Dipterex 0,015-0,1%, hoặc Trebon 0,15-0,2%.

Với Sâu Tiện Thân Nhãn: cần phải dùng dao nhọn khoét lỗ sâu. Đặc biệt, bà con có thể dùng gai mây hay sợi dây thép ngoáy vào trong lỗ để kéo sâu ra hoặc tiến hành bơm Politrin hay Sumicidin (0,2%) vào trong lỗ sâu. Sau đó dùng nước vôi đặc quét lên thân cây để ngăn chặn sâu trưởng thành đẻ trứng.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây nhãn
Phòng trừ sâu bệnh hại cho Cây Nhãn

Đối với Rệp Sáp: khi thấy Rệp Sáp xuất hiện ở cây nhãn nên sử dụng Sherpa hay  Trebon, Actara để phun đều lên tán cây, chủ yếu là phun vào các chùm hoa và quả.

Ngoài ra, để phòng trị rầy hại hoa, Bà con cần dùng Dipterex 0,2% cùng Trebon 10 ND 0,15 – 0,2% phun lên lá và các tán cây cao để phòng trừ một cách hiệu quả.

Trên đây là một số biện pháp chăm sóc Cây Nhãn sau thu hoạch. Với những phương pháp này, Bà con có thể trồng và chăm sóc cây cho mùa vụ mới tốt hơn, hiệu quả hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *