- Tên phổ thông: Sầu Đâu, Sầu Đông, Xoan Ấn Độ, Xoan Ăn Gỏi, Xoan Trắng
- Tên khoa học: Azadirachta Indica
- Họ thực vật: thuộc họ Meliaceae
- Nguồn gốc xuất xứ: tại các khu vực nhiệt đới và bán nhiệt đới như Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar và Pakistan
- Phân bố: Cây được trồng phổ biến ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Ninh Thuận, Châu Đốc
A. Đặc tính hình thái:
- Thân, tán, lá: Cây cao từ 15 – 19m, cành nhánh tỏa rộng đường kính 15 – 20m thành hình oval hoặc hơi tròn. Sầu Đâu có lá kép lông chim hình ngọn giáo không cân đối, mọc so le nhau dài 20 – 30cm, mép lá có răng. Vào mùa khô hạn, cây rụng lá và bắt đầu thay lá mới từ tháng 10 âm lịch.
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
- Tốc độ sinh trưởng: nhanh
- Cây ưa sáng hoàn toàn, thích hợp với đất sâu, tơi xốp, thoát nước, ít chua như đất đá vôi, đá kiềm, đất phù sa ven sông ven suối.
- Lá của Cây Sầu Đâu có thể ăn được nên còn gọi là Xoan Ăn Gỏi. Vị của lá rất đắng nhưng sau đó sẽ cảm thấy ngọt. Người dân địa phương thường dùng Lá Sầu Đâu để chế biến món gỏi đặc sản quê nhà. Ngoài ra, từ xa xưa, người Ấn Độ còn dùng Lá Sầu Đâu để làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét.